Prolactin cao gây vô sinh ở phụ nữ và thuốc điều trị

0

Prolactin là một hormone quan trọng liên quan đến sự sản xuất sữa của phụ nữ. Vậy bệnh lý Prolactin cao là gì? Tại sao lại gây vô sinh ở nữ giới? Có biện pháp điều trị hay không? Hãy cùng Nhà thuốc An Tâm tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.

Hormone Prolactin là gì?

Prolactin (PRL) hay còn gọi là luteotropic hormon hoặc luteotropin, đó là một loại protein có vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tiết sữa.

Hormone Prolactin được sản xuất ra từ thùy trước của tuyến yên và tiết theo từng giai đoạn nhằm đáp ứng các vấn đề về ăn uống, giao hợp, điều trị liên quan đến estrogen, quá trình rụng trứng và vai trò quan trọng nhất là kích thích sản xuất sữa.

Tuyến Yên nơi sản sinh hormone Prolactin
Tuyến Yên nơi sản sinh hormone Prolactin

Vai trò của hormone Prolactin

Prolactin đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, điều hòa hệ miễn dịch và liên quan trực tiếp đến sự phát triển của tuyến tụy.

Prolactin hoạt động theo cơ chế tương tự như cytokine, giữ vai trò quan trọng trong:

  • Điều hòa hệ thống miễn dịch và quá trình trao đổi chất của cơ thể.
  • Liên quan đến quá trình sinh trưởng của tế bào.

Mức prolactin cao bao nhiêu là cao?

Tăng prolactin máu là tình trạng có quá nhiều hormone này trong máu của phụ nữ không mang thai và nam giới. Bình thường, nồng độ ở người khỏe mạnh sẽ dao động ở các chỉ số như sau:

  • Nữ giới không mang thai: < 25 ng/mL.
  • Nữ giới đang mang thai: từ 34 đến 386 ng/mL.
  • Nam giới: < 15 ng/mL.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số prolactin trong máu vượt hơn các ngưỡng giới hạn trên tức là bạn đang có prolactin cao.

Theo bác sĩ Trần Ngọc Anh – hiện đang công tác tại Nhà thuốc An Tâm cho biết; việc Tăng prolactin trong máu ở phụ nữ sẽ làm giảm sản xuất hai nội tiết tố nữ là estrogen và progesterone. Ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, kinh nguyệt không đều, khiến cho việc mang thai trở nên khó khăn hoặc đôi khi sẽ gặp hiện tượng chảy sữa ngoài thai kỳ.

Ở nam giới, nồng độ prolactin cao có thể gây xuất huyết, rối loạn cương dương và giảm ham muốn.

Prolactin cao có gây vô sinh không?

Khi tìm hiểu sâu hơn việc tăng nồng độ prolactin trong máu sẽ ức chế hormone GnRH tiết ra bình thường. làm tăng hoạt tính dopaminergic tại vùng hạ đồi, từ đó dẫn đến nồng độ FSH (có tác dụng kích thích nang trứng phát triển) và LH (có tác dụng gây rụng trứng và hỗ trợ hoàng thể) ở mức thấp.

Đây là nguyên nhân chính gây ra rối loạn rụng trứng hoặc không rụng trứng, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, vô kinh, mất ham muốn tình dục, nguy hiểm hơn là suy sinh dục. Chính vì vậy hàm lượng prolactin cao có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ bị vô sinh.

Các nguyên nhân gây tăng prolactin máu

Có những nguyên nhân chính nào khí cho Hormonr Prolactin tăng cao trong máu.

Các nguyên nhân sinh lý

Phụ đang cho con bú có nồng độ Prolactin cao là do hormone này được tiết ra nhằm kích thích bài tiết sữa nên ở những bà mẹ cho con bú.

Trong giai đoạn mang thai: Sở dĩ nguyên nhân khiến lượng prolactin tăng cao trong giai đoạn này là do nồng độ estradiol thai kỳ tăng.

Một số nguyên nhân khác như: ăn nhiều thịt, sau khi quan hệ tình dục, sau khi tập thể dục,  bị căng thẳng – Stress.

Nguyên nhân do bệnh lý

Một số bệnh lý được xác nhận là làm tăng nồng độ prolactin trong máu như:

  • U tuyến yên dẫn đến tăng sản xuất và bài tiết thừa prolactin.
  • Bị đa nang buồng trứng.
  • Bị suy thận dẫn đến chậm đào thải prolactin.
  • Bị nhược giáp gây tăng sinh tuyến yên.

Nguyên nhân do dùng thuốc:

Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm tăng lượng prolactin trong máu như thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị dạ dày, thuốc tránh thai có estrogen, thuốc chống nôn…

Các phương pháp chẩn đoán Prolactin

Chẩn đoán lượng Prolactin trong máu cao bằng xét nghiệm máu
Chẩn đoán lượng Prolactin trong máu cao bằng xét nghiệm máu

Để chẩn đoán mức độ prolactin cao trong máu 2 phương pháp chính thường được áp dụng là:

  • Xét nghiệm máu để xác định nồng độ prolactin. Do prolactin thường tăng lên vào ban đêm và giảm lại từ 6-8 giờ sáng nên mẫu máu thường được lấy trong khoảng 10-12 giờ sáng.
  • Chẩn đoán hình ảnh (XQ, CT, MRI): sử dụng cho những bệnh nhân có biểu hiện tăng PRL trên lâm sàng (giảm thị lực, thị trường…) hoặc các dấu hiệu khối u choán chỗ.

Thuốc Dostinex điều trị vô sinh do Prolactin cao

Thuốc Dostinex trị vô sinh ở phụ nữ do Prolactin cao. Thuốc nằm trong liệu pháp điều trị nội khoa: đây là phương pháp thường được các bác sĩ lựa chọn đầu tiên với các thuốc thường được sử dụng là chất đồng vận dopamin.

Thuốc Dostinex chứa hoạt chất Cabergoline, Hoạt chất được chiết xuất từ nấm cựa gà một chất đồng vận (agonist) chọn lọc thụ thể dopamine D2, chất ức chế mạnh tiết prolactin từ tuyến đồi (hypophyse).

Hoạt chất cabergoline có tác dụng dopaminergic trung ương thông qua kích thích thụ thể D 2 ở liều uống cao hơn so với tác dụng làm giảm nồng độ PRL trong huyết thanh.

Tác dụng làm giảm PRL kéo dài của cabergoline có lẽ là do nó tồn tại lâu trong cơ quan đích như được đề xuất bởi sự loại bỏ chậm toàn bộ hoạt độ phóng xạ khỏi tuyến yên sau khi uống một liều duy nhất (t ½khoảng 60 giờ).

Thuốc Dostinex điều trị vô sinh do Prolactin cao
Thuốc Dostinex điều trị vô sinh do Prolactin cao

Chống chỉ định

  • Không sử dụng Dostinex ở bệnh nhân mẫn cảm Cabergoline với hoạt chất hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người có tiền sử hoặc bệnh về tăng huyết áp.
  • Người bệnh lý về tim mạch, bệnh tim, bệnh phổi.
  • Phụ nữ có các triệu chứng rối loạn tâm thần sau sinh, trầm cảm sau sinh.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú.
  • Người có bệnh lý về gan.
  • Không được sử dụng đối với trẻ em dưới 16 tuổi.

Tác dụng phụ sau khi dùng thuốc

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn khi dùng thuốc Dostinex có thể bao gồm: buồn nôn, nôn, đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, đau đầu, tâm trạng chán nản, chóng mặt, cảm giác quay tròn, buồn ngủ, hồi hộp, khô miệng.

Bên trên là một số kiến thức về Prolactin cao gây vô sinh ở phụ nữ và thuốc Dostinex điều trị Prolactin cao. như thế nào là mang lại hiệu quả tốt nhất. Mọi thắc mắc về thuốc, tư vấn giá thuốc Quý đọc giả vui lòng truy cập đến Nhà thuốc An Tâm để được tư vấn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here